8/8/10

Học như...đầu năm



 Mới đầu tháng 8 mà tụi nhỏ bắt đầu mua tập sách cho năm học mới. Hồi sáng này vừa dán nhãn rồi điền họ tên cho nhỏ cháu. Năm nào cũng làm mấy vụ này nhưng năm nay không phải cho mình. Nghĩ tới lúc trước tới thời điểm này bản thân cũng háo hức quá chừng.

 Có lẽ đây là tâm lý chung của học sinh lúc đầu năm học mới. Chúng phấn khích, háo hức và nóng lòng đến ngày tụ trường. Ôi tập vở mới nè, sách mới nè, viết mới nè...nhất là cái mùi của trang giấy mới...nó thơm làm sao. Trong thời buổi hiện nay người ta còn chế ra giấy "có mùi thơm" nữa, nhưng hình như mùi này khó ngửi. Có đứa kỵ mùi này nó bảo rằng ngửi vào nhức đầu. Chu choa...!

 Đến khi vào học, đầu năm mà chúng học rất "hăng". Siêng năng, hăng hái học tập có khác. Đi học viết bài thì nắn nót từng chữ, từng trang giấy. Về nhà thì tranh thủ làm bài học bài không cần nhắc nhở. Có khi lại viết bài trước mới ghê. Đang máu mà ^_^.

 Rồi cũng tới giữa và cuối năm, than ôi hình như hết "năng lượng". Làm biếng lắm. Viết bài thì có khi ẩu tả vạch tùm lum, trang đẹp...trang không tùy theo thời tiết. Mà thời tiết bây giờ thất thường lắm. Về nhà học bài và làm bài là do trách nhiệm. Trách nhiệm cũng không đúng chính xác hơn là sợ thầy cô la(giờ hết dám đánh rùi). Nói chung không có động lực bên trong hay "hăng" như "đỉnh cao phong độ".

 Thế đó học trò là vậy đó, tuổi nhỏ như vậy ít có ý thức học tập như người lớn. Nếu xét một cô giáo hay thầy giáo giỏi có chăng là người tạo động lực và cảm hứng học tập như đầu năm. Điều này nghe có vẻ hay hơn việc cứ đưa những kết quả tốt về cho cha mẹ rồi khen bé quá trời, cho tới khi lên lớp mới gặp thầy cô mới đổ bể ra trẻ ngồi nhầm lớp. Nếu được thì mong rằng  nên thêm một cột đánh giá giáo viên qua "thái độ học tập của học sinh". Thế sự nghiệp giáo dục mới phát triển được chứ !
Ngây Ngô

2 nhận xét:

  1. Tâm lý chung cho những ai từng là học sinh :D
    Nhớ đầu năm viết thì nắn nót chi chút tiêu đề nọ kia, viết sai 1 chữ là xóa viết lại ngay... Đến giữa năm thì ... tha hồ mà ngoáy :D

    Trả lờiXóa
  2. Hi cái này có thể là căn bệnh kinh niên chứ nhỉ ? Bởi vậy một thầy cô giỏi phải biết cách thúc đẩy học trò học tập ^_^

    Trả lờiXóa